Tin khác
Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 8
  • Hôm nay: 99
  • Trong tuần: 369
  • Tất cả: 449320
ĐỀ KIỂM TRA HKI SINH 10

KHUNG MATRẬN KIỂM TRA HK I

MÔN: SINH HỌC 10 – CHUẨN

NĂM HỌC: 2015 – 2016

Tên chủ đề

Nhận biết

(Cấp độ 1)

Thông hiểu

(Cấp độ 2)

Vận dụng

Cộng

Vận dụng thấp

(Cấp độ 3)

Vận dụng cao

(Cấp độ 4)

1. Các giới sinh vật

Nêu đặc điểm chính của giới thực vật và giới động vật.

(2đ)

Chứng minh sinh vật không chỉ chịu tác động của môi trường mà còn góp phần làm biến đổi môi trường.

(0,5đ)

(2,5đ)

2. Protein

Đặc điểm chung của phân tử protein

(0,5đ)

Tại sao vi sinh vật sống được ở suối nước nóng (nhiệt độ gần 1.000oC) (0,5đ)

(1,0đ)

3. Axit Nu

So sánh cấu trúc và chức năng của ADN và ARN(2,5đ)

(2,5đ)

4. Tế bào nhân thực

Nêu khái niệm và cơ chế của quá trình vận chuyển chủ động và thụ động các chất qua màng sinh chất (2đ)

Giải thích hiện tượng thực tế.

(2đ)

(4,0đ)

Số câu (điểm)

Tỷ lệ

2 (4,5đ)

45%

1 (2,5đ)

25%

2(1.1,2.1) (1,0đ)

10%

1 (2,0đ)

20%

10đ

100%

                                                                       

TRƯỜNG THPTTHÁP CHÀM                                  ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I

            TỔ SINH - KTNN                                                        Môn: Sinh học. Lớp 10

                                                                                                      Năm học2015-2016

                                                                                                      Thờigian làm bài: 45 phút                                                                                                                        

ĐỀ:

Câu 1: Nêu đặc điểm chính của giới thực vật và giới động vật. Chứng minh sinhvật không chỉ chịu tác động của môi trường mà còn góp phần làm biến đổi môitrường. (2,5điểm)

Câu 2: Trình bày đặc điểm chung của phân tử protein. Tại sao một số vi sinhvật sống được ở suối nước nóng (nhiệt độ gần 1.000oC) (1,0điểm)

Câu 3: So sánh cấu trúc và chức năng của ADN và ARN. (2,5điểm)

Câu 4: Nêu khái niệm và cơ chế của quá trình vận chuyển chủđộng và thụ động các chất qua màng sinh chất (2điểm)

Câu 5: Sự thành công của việc ghéptạng mở ra triển vọng điều trị cho những người bệnh có các tạng bị suy giai đoạn cuối và góp phần thúc đẩy phát triển nhiều chuyên ngành y học khác. Trướcđây, một ca ghép tạng thường mất khoảng nửa ngày, trong khi hiện nay, chỉ dao động từ 2 đến 2 tiếng rưỡi đồng hồ. Tỷ lệ kết quả sau mổ tốt khá cao.

(Tríchwebsite Đài tiếng nói Việt Nam)

            a/Tại sao khi ghép tạng từ người này sang người kia thì cơ thể người nhận lại cóthể nhận biết các cơ quan “lạ” và đào thải các cơ quan lạ đó? (1điểm)

            b/ Ýnghĩa của việc ghép tạng? (1điểm)

---------------------------- Hết -----------------------------

SỞ GIÁO DỤCVÀ ĐÀO TẠO               ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM KIỂM TRA HKI

TRƯỜNG THPTTHÁP CHÀM                      Nămhọc: 2015-2016

           TỔ SINH - KTNN                                   Môn: Sinhhọc 10

                                                                             Thời gian làmbài: 45 phút  

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM

BIỂU ĐIỂM

Câu 1: Đặc điểm chính của giới thực vật và động vật:( 2,5đ)

* Giới thực vật:

- Tổ chức cơ thể: Nhân thực, đa bào

- Đời sống: Cố định, phản ứng chậm

- Dinh dưỡng: Tự dưỡng

- Đại diện: Rêu, quyết, hạt trần…

* Giới động vật:

- Tổ chức cơ thể: Nhân thực, đa bào

- Đời sống: Di chuyển, phản ứng nhanh

- Dinh dưỡng: Dị dưỡng

- Đại diện: Động vật không xương sống, có xương sống…

*Chứng minh sinh vật không chỉ chịu tác động của môi trường mà còn góp phần làm biến đổi môi trường.

- Động vật lấy thức ăn, nước uống từ môi trường và thải chất cặn bả vào môi trường.

- Môi trường biến đổi (thiếu nước…) -> sinh vật giảm sức sống -> tử vong.

- Sinh vật phát triển làm số lượng tăng -> Môi trường bị phá hủy …




0,25đ

0,25đ

0,25đ

0,25đ



0,25đ

0,25đ

0,25đ

0,25đ




0,5đ

Câu 2: (1,0đ)

* Đặc điểm chung của phân tử protein :

 - Đại phân tử hữu cơ có tầm quan trọng đặc biệt đối với sự sống.

 - Protein chiếm tới trên 50% khối lượng khô của hầu hết các loại tế bào.

- Protein được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân gồm nhiều đơn phân là axit amin, có hơn 20 loại axit amin.

 - Cơ thể người có tới hàng chục nghìn loại protein

- Do protein của chúng không bị biến tính, có cấu trúc đặc biệt, chịu được nhiệt độ cao.



0,5đ








0,5đ

Câu 3: (2,5đ)

* Giống nhau: (0,75đ)

+ Đều được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, gồm các đơn phân là các Nucleotit

+ Các Nu liên kết với nhau theo một chiều xác định (3’-5’) tạo thành chuỗi Polinucleotit

+ Trên mỗi mạch có các liên kết Photphodieste giữa đường và Axit photphoric

* Khác nhau:( 1,75đ)

ADN

ARN

- Cấu tạo của một Nucleotit:

+ Đường pentozơ (C5H10O4)

+ Nhóm Photphat (H3PO4)

+ Một trong 4 loại bazơ nitơ (A,T,G,X)

- Gồm 2 chuỗi polinucleotit liên kết với nhau bằng các liên kết hiđrô:

   + A- T bằng 2 liên kết hiđrô

   + G- X bằng 3 liên kết hiđrô

- Chức năng: mang, bảo quản và truyền đạt TTDT

- Cấu tạo của một ribonucleotit

+ Đường ribozơ (C5H10O5)

+ Nhóm Photphat (H3PO4)

+ Một trong 4 loại bazơ nitơ (A,U,G,X)

- Một chuỗi polinucleotit

- Chức năng:

   + mARN truyền đạt TTDT từ ADN sang protein

   + tARN vận chuyển aa đến riboxom để tổng hợp protein.

   + rARN là thành phần cấu tạo nên riboxom, tổng hợp protein.




0,25đ


0,25đ


0,25đ







0,25đ

0,25đ

0,25đ


0,25đ




0,75đ

Câu 4. :( 2,0đ)

-Vận chuyển thụ động:

+ Khái niệm: là phương thức vận chuyển các chất qua màng sinh chất mà không tiêu tốn năng lượng.

+ Cơ chế:

Theo nguyên lí khuếch tán: là hiện tượng các chất đi từ nơi có nồng độ chất tan cao đến nơi có nồng độ chất tan thấp.

-Vận chuyển thụ động:

+ Khái niệm: là phương thức vận chuyển các chất qua màng từ nơi

có nồng độ chất tan thấp đến nơi có nồng độ chất tan cao(ngược dốc nồng độ) và tiêu tốn năng lượng

 + Cơ chế:

Protein vận chuyển (máy bơm) được gắn nhóm photphat của ATP→ biến đổi cấu hình→liên kết được với cơ chất và đẩy được chúng ra hoặc vào tế bào




0,5đ




0,5đ




0,5đ





0,5đ

Câu 5:( 2,0đ)

a/ Vì màng sinh chất có các dấu chuẩn là glicôprôtêin đặc trưng cho từng loại tế bào. Nhờ vậy các các tế bào của cùng một cơ thể có thể nhận biết nhau và nhận biết các tế bào “lạ”.

b/ Ý nghĩa: Mở ra triển vọng điều trị cho những người bệnh có các tạng bị suy giai đoạn cuối và góp phần thúc đẩy nhiều chuyên ngành y học khác.



1,0đ



1,0đ