Thống kê truy cập
  • Đang online: 11
  • Hôm nay: 65
  • Trong tuần: 874
  • Tất cả: 582840
Đăng nhập
THAM LUẬN

TẬP TRUNG ĐỔI MỚI CÔNG TÁC QUẢN LÝ, TẠO KHÂU ĐỘT PHÁ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC THEO TINH THẦN NGHỊ QUYẾT SỐ 29-NQ/TW VỀ ĐỔI MỚI CĂN BẢN, TOÀN DIỆN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
(TRUNG TÂM GDTX-HN TỈNH)

 Trung tâm GDTX tỉnh Ninh Thuận trực thuộc Sở GD&ĐT được thành lập theo Quyết định số 2007/CT ngày 21/06/1996 của Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận, đây là cơ sở giáo dục thường xuyên nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân, có chức năng giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng ngoài trường lớp chính quy, tạo điều kiện thuận lợi để đáp ứng nhu cầu học tập thường xuyên và đa dạng của mọi người trên địa bàn tỉnh nhằm góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực,phục vụ các mục tiêu kinh tế - xã hội của địa phương. Trung tâm bắt đầu đi vào hoạt động  từ năm học 1997 – 1998 cho đến nay. Với chức năng và nhiệm vụ được quy định trong các văn bản pháp quy, Trung tâm GDTX Ninh Thuận đã triển khai thực hiện các nhiệm vụ giáo dục sau:

-        Giáo dục THPT hệ GDTX

-        Đào tạo theo hình thức vừa làm vừa học

-        Phát triển giáo dục từ xa

-        Bồi dưỡng nghiệp vụ ngắn hạn, Ngoại ngữ, Tin học

Các hình thức giáo dục này nhằm hiện thực thực hóa nội dung trong Đề án xây dựng xã hội học tập của Chính phủ,giai đoạn 2015- 2020 “GDTX  thực hiện các chương trình học tập nhằm tạo điều kiện tốt nhất đáp ứng mọi yêu cầu học tập suốt đời, học tập liên tục của mọi công dân sẽ là 1 bộ phận có chức năng quan trọng, làm tiền đề để xây dựng xã hội học tập”. Xây dựng xã hội học tập là tiền đề để xây dựng nền kinh tế tri thức, có nền kinh tế tri thức thì mới thực hiện thành công CNH- HĐH đất nước và đáp ứng yêu cầu trong thời kỳ đất nước phát triển và hội nhập.

Để thực hiện nhiệm vụ giáo dục được cấp trên giao, Trung tâm GDTX đã chú trọng đổi mới công tác quản lý nhằm nâng cao chất lượng giáo dục theo tinh thần Nghị quyết số 29-NQ/TW của Hội nghị lần thứ 8, BCH Trung ương Đảng (khóa XI) về đổi mới căn bản,toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế như sau:

1.    Đổi mới công tác quản lý:

Thực hiện chủ trương đổi mới công tác quản lý nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, trong thời gian vừa qua chính quyền và các tổ chức đoàn thể Trung tâm GDTX tỉnh đã quản lý điều hành tốt các hoạt động của đơn vị theo quy chế hoạt động của loại hình GDTX. Giáo viên, CBCC có ý thức trách nhiệm trong việc thực thi nhiệm vụ, tham gia góp ý xây dựng đơn vị và giám sát việc thực hiện chủ trương, kế hoạch công tác, việc sử dụng kinh phí, việc thực hiện chính sách, kế hoạch, chất lượng giáo dục.

 Chỉ đạo các phòng ban cải tiến lề lối làm việc, năng động và sáng tạo trong công việc, đáp ứng và tạo cơ hội cho mọi người đến tham gia học tập.

Duy trì chế độ họp giao ban, họp cơ quan, đoàn thể, họp HĐGD để đánh giá việc thực hiện công tác và lắng nghe ý kiến góp ý của GV, CBCC trong việc thực hiện nhiệm vụ năm học.

Tổ chức, phân công trách nhiệm cụ thể cho từng bộ phận, cá nhân đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ chung; chính quyền, công đoàn thực hiện quy chế dân chủ, công khai,minh bạch trong tài chính, tuyển dụng, khen thưởng, kỷ luật...

2.Quản lý các hoạt động chuyên môn:

          a. Nhiệm vụ tổ chức và giảng dạy THPT(GDTX):

          Nhiệm vụ giảng dạy chương trình GDTX cấp THPT được Trung tâm xác định là nhiệm vụ chính trị thường xuyên và lâu dài. Thực hiện các văn bản chỉ đạo của cấp trên, Trung tâm đã chiêu sinh và đáp ứng đầy đủ nhu cầu học tập của học viên hệ GDTX trong toàn tỉnh.

- Tiếp tục thực hiện các cuộc vận động của Ngành một cách thiết thực và phù hợp với đối tượng học sinh GDTX, chú trọng kết hợp giảng dạy văn hóa với việc giáo dục đạo đức, kỹ năng sống cho học sinh.

- Chỉ đạo việc đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá theo năng lực người học.

- Tổ chức sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn; dự giờ, thao giảng, đánh giá rút kinh nghiệm nhằm đổi mới phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng học viên. Thường xuyên động viên giáo viên sử dụng đồ dùng dạy học và trang thiết bị khi lên lớp, thực hiện đầy đủ các tiết thí nghiệm-thực hành; nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng; viết sáng kiến kinh nghiệm, tham gia các cuộc thi của giáo viên và học sinh do SởGD&ĐT tổ chức, ...

- Tổ chức có nề nếp việc dạy thêm, học thêm, phụ đạo trong nhà trường theo nguyện vọng của học sinh và phụ huynh để ôn luyện, củng cố kiến thức cho HV lớp 12 thi THPTquốc gia. Tổ chức được 1 lớp ôn thi THPT Quốc gia khối 12.

- Tổ chức bồi dưỡng đội tuyển dự thi giải toán trên máy tính cầm tay đạt 05 giải cấp tỉnh, cụ thể: 01 giải nhất,01 giải Nhì, 02 giải Ba và 01 giải KK; 02 giải KK cấp quốc gia.

- Quản lý tốt hơn nề nếp dạy và học. Tăng cường hoạt động của tổ Giám thị và Đoàn TN trong việc quản lý nề nếp học viên, giữ gìn ANTT trong trung tâm.

- Phối hợp với Ban đại diện CMHS, Hội Khuyến học Trung tâm và Ban đại diện CMHS các lớp quản lý tốt việc học tập của học sinh; khen thưởng, tặng học bổng để động viên các em chuyên cần trong học tập, hạn chế việc dù giờ, vắng học không phép hoặc không chấp hành tốt nội quy.

- Tổ chức tốt các hoạt động ngoài giờ lên lớp (các hoạt động hướng nghiệp, học nghề, Đoàn,Hội…) nhằm giáo dục đạo đức, trang bị kỹ năng sống cho học viên. Tổ chức Hội nghị học tốt, đố vui để học cho HV K12 nhằm tạo sân chơi lành mạnh và tạo cơ hội cho HVôn luyện kiến thức thi THPT Quốc gia.

 b. Nhiệm vụ liên kết đào tạo:

Xác định việc tổ chức liên kết đào tạo hình thức vừa làm vừa học, đào tạo từ xa, các lớp bồi dưỡng, … nhằm đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội của địa phương; đáp ứng nhu cầu học tập nâng cao trình độ của cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân; Trung tâm GDTX đổi mới công tác quản lý theo hướng sau đây:

- Thường xuyên phối hợp với các trường liên kết để tổ chức thực hiện đúng, đủ chương trình đào tạo. Kiểm tra nghiêm túc, chặt chẽ đảm bảo phản ánh đúng thực trạng chất lượng của học viên, nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng đòi hỏi của xã hội.

  - Duy trì và cải tiến công tác quản lý nề nếp học tập của các lớp hệ VLVH sao cho hiệu quả,đảm bảo giữ vững kỷ cương trong công tác dạy và học: cán bộ quản lý lớp phối hợp với giảng viên điểm danh từng buổi, cuối đợt thông báo số buổi vắng và điều kiện dự thi của sinh viên; lấy ý kiến đóng góp cho giảng viên của trường đạo học…

 - Tăng cường giới thiệu ngành nghề, đổi mới công tác tuyển sinh phù hợp với nhu cầu của người học và của xã hội.

  - Đầu tư thêm trang thiết bị, giáo trình phục vụ công tác dạy học bậc đại học.

  - Tham mưu với Sở Giáo dục&Đào tạo, UBND tỉnh về các ngành nghề phù hợp với nhu cầu phát triển của địa phương nhằm thu hút cán bộ, công chức và nhân dân theo học.

- Liên hệ, phối hợp tốt với các Sở, ngành ở địa phương để mở lớp theo yêu cầu.

c. Công tác giảng dạy ngoại ngữ, tin học:

- Tích cực đổi mới về phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy về  ngoại ngữ, tin học; sáng tạo trong công tác thông tin, tuyên truyền, tập trung vào các đối tượng học sinh THPT (GDTX), cán bộ, công chức, viên chức. Tổ chức đa dạng, linh hoạt các chương trình đào tạo về  ngoại ngữ, tin học đáp ứng với nhu cầu người học; linh hoạt về hình thức tổ chức và thời gian học tập. Tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho nhiều đối tượng được tham gia học tập, thường xuyên, liên tục.

  - Thực hiện nghiêm túc việc tổ chức các kỳ thi tốt nghiệp sau khi kết thúc khóa học về tin học, ngoại ngữ ,thông qua Hội đồng thi của Sở GD& ĐT Ninh Thuận tổ chức.

  - Đối với việc tổ chức giảng dạy ngoại ngữ tiếng Anh sẽ chuyển dần từ hình thức đào tạo theo chứng chỉ sang hình thức đào tạo theo 6 cấp độ, khi được sở giáo dục và đào tạo Tỉnh Ninh Thuận triển khai.

- Tăng cường trang bị hệ thống âm thanh, thiết bị trợ giảng (Ti vi, đầu đĩa,projector máy vi tính… ) tại các phòng học nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho GV đổi mới phương pháp giảng dạy và tạo cảm hứng học tập cho người học.

          - Đổi mới hình thức chiêu sinh, quảng bá rộng rải đến các cơ quan, trường học và mọi người dân địa phương về chương trình đào tạo ngoại ngữ, tin học.

d. Việc thực hiện các chương trình giáo dục, bồi dưỡng ngắn hạn nhằm cập nhật kiến thức, kỹ năng, đáp ứng nhu cầu học tập của cộng đồng:

  - Tích cực tuyên truyền trong cộng đồng để người dân thấy được lợi ích thiết thực từ việc học tập các chuyên đề của chương trình giáo dục, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng để nâng cao năng suất lao động, chất lượng cuộc sống.

  - Tổ chức điều tra, khảo sát để nắm bắt nhu cầu học tập, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng của người dân trong cộng đồng, từ đó xây dựng kế hoạch tổ chức các hình thức học tập nhằm đáp ứng yêu cầu đó.

        - Hàng năm phối hợp tốt với Sở Giáo dục Đào tạo, các đơn vị ngoài tỉnh để tổ chức các lớp bồi dưỡng cho cán bộ quản lý, giáo viên ngành giáo dục- đào tạo.

        Trên đây là những giải pháp trong việc tiếp tục đổi mới công tác quản lý nhằm nâng cao chất lượng giáo dục phù hợp với điều kiện hoạt động của Trung tâm GDTX cấp tỉnh. Kính mong quý đại biểu tham khảo và góp ý.

TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN - HƯỚNG NGHIỆP TỈNH NINH THUẬN
 Cơ sở 1: Số 26 - Đường 16/4 - Thành phố Phan Rang Tháp Chàm - Ninh Thuận
Cơ sở 2: Số 20 - Đường Trần Phú - Thành phố Phan Rang Tháp Chàm - Ninh Thuận